Tư vấn miễn phí - thiết kế thi công trên toàn quốc

Nghệ thuật sân vườn

Nhật Bản là một đất nước có nhiều vườn cảnh, với nhiều phong cách khác nhau. Nghề tạo vườn cảnh ở Nhật có khoảng 1300 năm lịch sử. Khởi đầu ở nước Nhật, một ngôi vườn không có gì hơn ngoài một khu vực được bao quanh bởi đá, một sợi dây thừng hay một rào chắn. Bên trong là cao quý thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bên ngoài là ngoại đạo, trần tục. Dần dà, những ngôi vườn này được quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, có nét đa dạng và tinh tế hơn nhưng vẫn không thoát ra khỏi nhận thức nguyên thủy.

       Người Nhật xem ngôi vườn như là mộit nơi thờ phụng thiên nhiên, dù cho là một nhảnh vườn nhở, một ban công hay một khu vườn đi dạo thoáng đãng … Bất cứ mùa nào hay bất cứ lúc nào, vườn Nhật cũng mang đến cho chúng ta sự yên tĩnh sống động của vạn vật và thiên nhiên.

        Theo người Nhật, một ngôi vườn không phải là một mảnh thô ráp của thiên nhiên được đóng khung trong bốn bức tường. Mà ngôi vườn phải là những hình thể trong thiên nhiên được tái hiện trong một khoảng không gian như: một phong cảnh, bầu trời trong khung cảnh đó, đại dương bao bọc xung quanh, và những chi tiết ở trong chúng là những viên đá, cây cối, dòng suối. Ngôi vườn cũng có thể là một thể hiện thời khắc của thiên nhiên như: sự di chuyển của ánh sáng trong ngày, chu kỳ bốn mùa với những thay đổi quyến rũ của chúng cũng như dấu vết mà chúng để lại trên cây cỏ.
       Lịch sử phác họa, thiết kế vườn Nhật từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng cả những tranh vẽ Trung Quốc, có một số cảnh vườn còn cho thấy rõ nét ảnh hưởng này. Và cũng cho thấy người Nhật thời bấy giờ đã nắm vững được nguyên lý tạo vườn cảnh du nhập từ bán đỏa Triều Tiên và Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7.

        Người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt, phong cảnh lúc nào cũng rất gây ấn tượng: bờ biển với những hòn đào lô nhô, những tảng đá khổng lồ, những vách đá dựng đứng, gây những cảm xúc rất mãnh liệt. Nhưng thân cây bị gió đùa, cành nhánh bị bào mòn trơ trọi. Xa xa là những rặng núi lởm chởm với những cánh rừng, những dòng suối lẩn khuất trong thung lũng, cánh đồng … Rõ ràng người Nhật biết cách bố trí ao hồ và sử dụng những tảng đá hay những hòn đá nhỏ tượng trưng cho biển và đảo, với những mô đất tượng trưng cho núi. Mà người ta có thể thấy những nét tương tự ở những khu vườn tại các vùng khác ở châu Á.
 
        

        Sakhuteiki là cuốn sách cổ nhất của Nhật bàn về việc thiết kế vườn cảnh, nói chúng ta rằng: những hòn đảo trong một cái ao phải trông giống những mảng sương mù, mỗi hòn đảo phải lệch lạc với những đường nét uốn éo. Biên giới giữa đất với nước phải làm bằng những hòn cuội nhỏ tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống một chút. Và phải đặt các vật cho đúng vị trí mà chúng cần phải có. Khi sắp xếp đá, trước hết chúng ta phải đặt hòn đá quan trọng, rồi đặt hòn đá thứ hai… Điều này tạo ra nét thẩm mỹ giữa các hòn đá. Kể từ đấy, các nhà thiết kết vườn của Nhật luôn tuân theo nguyên tắc này.

        Những ngôi vườn thường tái hiện bởi các mùa như: cây thay lá theo mùa … nhằm nhấn mạnh sự thay đổi và thể hiện thời gian trôi qua. Ví dụ như hao anh đào nở là nét đặc trưng của Nhật diễn tả niềm vui say sưa khi mùa xuân đến và cuộc sống lại sinh sôi.
        Những yêu tố lôi cuốn khách viếng thăm, khiến cho họ cảm thấy mình như một người, dự phần vào thế giới cảnh vật là nhờ vào khu vườn, như là một phiên bản của một phong cảnh thiên nhiên. Nó bổ sung cho trí tưởng tượng của người thưởng ngoạn, khiến họ nhìn ngắm cảnh trí như một khung cảnh thiên nhiên.

        Vườn Thiền cũng chính là vườn Nhật là nới để các Thiền gia ở Nhật mượn cảnh của thiên nhiên để nội hướng, định tâm. Nét chung của vườn Thiền là đơn giản và thanh tịnh. Nét đơn giản này được thể hiện rất tinh tế, công phu và nghệ thuật. Công phu trong vườn Thiền là những bí ẩn khó lý giải. Gần như không ai cảm thụ giống nhau khi cùng đứng trước và thưởng ngoạn một vườn Thiền.

        Chẳng hạn như khu vườn khô (karesansui) ở Long An Tự (Ryoan-ji) mỗi người có cách cảm nhận khác biệt nhau. Một số người cho rằng đó là đại dương bao la rải rác những hòn đảo. Những người khác thì cho rằng đấy là những  con hổ con quây quần bên hổ mẹ.

       Vào thời Kamamura ở thế kỷ thứ 13, những người thiết kế vườn Nhật mê say ứng dụng những khuynh hướng mới nhất của Trung Quốc. Thời đó, Trung Quốc chuộng nhất là loại tranh suiboku-ga ( tranh thủy mặc, tranh vẽ bằng mực tàu ) đơn sắc. Rập theo phong thủy cách vẽ này, các nhà làm vườn tuyển chọn những khối đá có hình thù đặc biệt, tượng trưng cho nui non mọc lên trên những bãi cát trắng tượng trưng cho biển. đây là phong cách karesansui (cảnh khổ) một phong cách trở nên lý tưởng thời Muromachi (thế kỷ 14 và 15). Phong cách karesansui chủ yếu thịnh hành ở các thiền viện, vì nó diễn tả đước cái tinh thần khắc khổ cảu thiền được theo đuoi thời bấy giờ.
 

 
       Đồng thời vào thế kỷ thứ 13 trà được du nhập và Nhật Bản từ Trung Quốc. Cho đén thế kỷ 15, việc uống trà trở thành môn trà đạo tại Nhật Bản. Trà đạo ảnh hưởng rất lớn đến cách thiết kế vườn.

       Vào các dịp lễ, có khách viếng thăm. Các trà đạo sư sắp xếp những hòn đá một cách vừa thẩm mỹ vừa thích hợp, để sao cho khách đến trà thất có thể bước đi trên đó mà không phải giẫm lên rong rêu trong vườn. Để chiếu sáng lối đi vào những dịp lễ ban đêm, họ dùng cùng một kiểu đèn đá vẫn thường thấy dọc theo các lối đi ở các đền chùa. Những chiếc đèn đá này nhanh chóng trở thành những vật trang trí trong vườn được ưa chuộng và đã trở nên một phần không thể thiếu của các ngôi vườn cổ truyền của Nhật.

        Vườn khô hay vườn kiểu phẳng (karesansui) đã có rất sớm trong quá trình phát triển vườn cảnh của Nhật Bản. Nó được thực hiện đều khắp ở các khu vườn nhỏ trong đại đa số các chùa Thiền Tông. Ở đấy các thiền gia sử dụng chúng nhứ một phương tiện hỗ trợ để chiêm nghiệm những yếu tính của thiên nhiên và kiếp con người.
       Vườn kho thường được nhìn từ một mái hiên hay một bậc thềm hơi cáo và không đi vào bên trong được. Một trong những điểm độc đáo của kiểu vườn này là nghệ thuật thu nhỏ, với những hình dáng, chi tiết nhỏ bé nhung hiệu quả rất hoàn hảo.   Toàn bộ phong cảnh, đều được tái hiện bới những hình thể rất đơn giản với những tỉ lệ thu nhỏ.
       Một vườn khô tiêu biểu thường được thiết kế trên một khuôn viene nhỏ và bằng phẳng. Những cây được trồng ở đây cũng thường nhỏ và thấp, mọc nghiêng hay thấp lè tè hơn là vươn cao thẳng đứng. Những vật liệu sơ sài được dùng để tượng trưng cho núi đồi, thung lũng, đồng bằng, sông suối, biển khơi.

        Thành phần điển hình nhất của một vươn khô là đá trắng, sỏi nhẵn, đá dăm hay đá cuội, được cào cách điệu theo hình dáng của sóng nước trong thiên nhiên. Một điểm độc đáo khác của vườn khô là tính cách biểu tượng của nó. Do tính thuyết phục của chúng, chúng ta như thấy có cả nứoc trong kiểu vườn này và mọi chi tiết đều mang một sức sống như thực.
        Vườn khô có thể thực hiện ở hầu hết các khu vườn địa thế bằng phẳng dẫu ho không được rộng rãi lắm. Việc thực hiện tương đối dễ dàng so với các kiểu vườn khác, chỉ cần hiểu biết về kỹ thuật xây dựng, nắm vững được một số vấn đề về thiết kế và bảo quản là được.
        Một trong những nét đặc thù mà văn hóa Nhật chịu ảnh hưởng Thiền sâu đậm là vườn trà. Kiểu vườn này chỉ đòi hỏi một khoảng không gian vừa đủ cho một con đường nhỏ từ ngoài vào bên trong vườn, cùng với một cái lều hay một băng ghế cho khách ngồi chờ và một trà thất cùng với một ít đá, một ít cây cỏ. Cách bố trí căn bản thường là nương theo bề hẹp của khu vườn để đến khoảng không gian rộng rãi phía sau được sắp xếp thành một chỗ biệt lập.


        Những vật liệu thiết kế vườn trà thì ít và đơn giản, nhưng phải được chọn lựa và sắp xếp rất kỹ lưỡng. Những viên đá giậm bước thường được bao phủ rêu chung quanh, bố trí vững chải, khô ráo dẫn lối vào bên trong khu vườn.


        Hầu hết những cây xanh đều được sắp xêp một cách kín đáo, khiêm tốn. Ở cuối con đường là một bồn chứa nước bằng đá, được bao bọc rải rác bới một số phiến đá được bố trí rất cẩn thận.

       Một thạch đăng luong chiếu sáng bồn chứa nước bằng đá. Theo truyền thống của các trà viên ngày xưa thì một cái giếng ở gần đó sẽ dẫn nước cung câp cho bồn nước và trà thất.
       Qua việc uống trà, người Nhật muốn tìm đến sự bình an, sự thu giãn tinh thần sau một ngày lao động vất vả. Các đệ tử môn phải Thiền đã dùng trà như một dược phẩm hơn là một thứ nước giải khát bình thường. Với trà, họ có thể giữ tinh thần sáng suốt qua nhiều giớ mặc tưởng. Trà đạo còn là phương cách để con người rèn luyện tính kiên nhẫn, trầm tĩnh. Trong trà thất các đồ vật đều được lựa chọn cẩn thận để không có màu sắc hay một kiểu nào trùng nhau, giống nhau. Nếu đã bày bình hoa tươi thì binh nước phải hình có góc. Một chiếc chén men đen không được đi đôi với một hợp trà sơn đen. Bày một lọ hoa hay một lư trầm trên sàng gian (tokhomana) thì đừng báo giờ đặt vào chính giữa vì e rằng nó sẽ chia sàng gian thành hai khoảng đều nhau. Do đó, một trà thất thông thường còn mắc tiền hơn cả nhà ở, vì vật liệu được chọn lựa cẩn thận, tinh tế.
Kiểu vườn tản bộ ở Nhật cũng tương tự như những vườn cảnh khác. Tuy nhiên vẫn có những nét khác biệt cơ bản: trước hết đúng như tên gọi, kiểu vườn này phải đủ rộng để có thể đi dạo trong đó và có thể thưởng ngoạn từ nhiều phía khác nhau.

       Trọng tâm của một khu vườn kiểu này là phải tạo được cho người thưởng ngoạn một ý tưởng háo hức và sau đó khám phá ra từ vẻ đẹp này cho đến vẻ đẹp khác. Những nét đẹp này thường tinh tế và mơ hồ, cho nên muốn phát hiện chúng đòi hỏi khách nhàn du phải có một tâm trạng thanh thản, hứng thú. Cùng với những hiệu quả tạo ra bởi lối đi xuyên qua như đã giới thiệu trong vườn trà, nguyên tắc khi ẩn khi hiện, cảnh quan thay đổi liên tục trước tầm nhìn của người thưởng ngoạn, tất cả sẽ cấu thành một khu vườn kiểu tản bộ mà khách thưởng ngoạn sẽ dần dà khám phá được những nét đẹp tiểm ẩn của nó.
       Qua nhiều thế kỷ, ta thấy vườn Nhật cũng ít nhiều thay đổi. Nhưng những tập tục cũ không bị bỏ đi khi tiếp thu những cái mới. Những phong cách mới được nồng nhiệt chào đón và thêm vào, những phong cách cũ vẫn tiếp tục tồn tại-một quá trình vẫn thường thấy khi văn hóa Nhật thay đổi. Do đó, Nhật Bản cũng có thể tự hào có được một chỗ đứng độc đáo trên thế giới về vườn thiết kết theo tinh thần của Nhật.